Tiêu chuẩn chống cháy nổ

Các tiêu chuẩn chống cháy nỗ:

Trên thế giới hiện tại tồn tại khá nhiều tiêu chuẩn để lắp đặt thiết bị trong môi trường chống cháy hay chống nỗ, các tiêu chuẩn được xác lập dựa trên Tiêu Chuẩn Mỹ và Tiêu Chẩu Châu Âu, Canada... có sự trùng lắp lẫn nhau, dẫn đến người sử dụng khá khó khăn trong việc đọc hiểu và lựa chọn. Dưới đây người viết xin tổng hợp lại các tiêu chuẩn từ các nguồn với mong muốn mang lại một số thông tin xúc tích và ngắn gọn cho người đọc. Các tiêu chí quan trọng như sau:

1. Phân loại thiết bị điện / điện tử dựa vào nơi lắp đặt hoặc sử dụng.

2. Kiểu  bảo vệ trong môi trường nguy hiểm.

3. Phân loại nhóm khí

4. Phân lớp nhiệt độ

Trong đó:

I PHẦN LOẠI THIẾT BỊ:

Có 2 nơi sử dụng chính:

Ký hiệu

Nơi sử dụng hay lắp đặt thiết bị

I

Ứng dụng hầm mỏ dưới lòng đất

II

Các ứng ựng trên mặt đất

Môi trường chống cháy nỗ chia ra làm 2 nhóm chính: nhóm khí (Gas, viết tắt G), nhóm bụi (Dust, viết tắt D).

Vùng nguy hiểm được phân loại dựa trên thời gian hiện diện của yếu tố nguy hiểm. Dựa trên hệ thống phân loại IEC được áp dụng ngoài khu vực Bắc Mỹ có 3 vùng nguy hiểm: zone 0, zone 1 và zone 2.

Ký hiệu

Môi trường

Môi trường khí

(Gas - G)

Môi trường bụi

Dust (D)

zone 0

Ga

zone 20

Da

Vùng mà yếu tố gây cháy hiện diện thường xuyên, liên tục hoặc trong 1 khoảng thời gian dài, thông thường trên 1000 giờ/ năm.

zone 1

Gb

zone 21

Db

Vùng mà yếu tố gây cháy hiện diện trong điều kiện vận hành bình thường của thiết bị, thông thường trong khoảng 10 giờ đến 1000 giờ/ năm.

zone 2

Gc

zone 22

Dc

Vùng mà yếu tố gây cháy không hiện diện trong điều kiện vận hành bình thường của thiết bị, và nếu xảy ra cháy thì chỉ tồn tại trong khoảng thời gian ngắn, thông thường ít hơn 10 giờ/ năm.



Hình minh hoạ:

II CÁC KIỂU BẢO VỆ TRONG MÔI TRƯỜNG NGUY HIỂM:

Kiểu bảo vệ

 

Tính chất bảo vệ

Zone

Ex d

Bảo vệ chống lửa

(Flame Proof)

Các phần tử phát sinh tia lửa được chứa trong 1 hộp có khả năng không cho tia lửa này phát sinh ra ngoài hộp cho dù có sự nổ xảy ra bên trong hộp

Các thiết bị và phụ kiện trong nhóm này được lắp bởi nhà sản xuất và được test một cách thủ công cho từng thiết bị --> KHÔNG ĐƯỢC PHÉP THÁO BỚT HAY GẮN THÊM THIẾT BỊ TRONG NHÓM NÀY

1,2

Ex e

Increased Safety (Bảo vệ gia tăng độ an toàn)

 

Các thành phần trong phương pháp này được thiết kế để làm giảm sự phát sinh ra tia lửa và giảm sự hỏng hóc có thể phát sinh ra tia lửa. Phương pháp này được thực hiện bằng cách giảm nhiệt độ của thiết bị, đảm bảo tiếp xúc điện tốt, gia tăng độ cách điện và giảm khả năng thâm nhập của bụi và hơi ẩm

Kích thước của box và các đấu  nối được quan tâm để đảm bảo tiêu chí.

1,2

Ex i

Intrinsic Safety (Bảo vệ an toàn từ bên trong)

 

Bảo vệ bằng cách giới hạn dòng điện,

Các thông số mạch điện được điều khiển để giảm năng lượng phát sinh tia lửa dưới mức có thể đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu. Trong đó:

 

 

Ex ia

 

Đảm bảo thiết bị không gây ra cháy nổ khi có sự cố của một hoặc hai thành phần lỗi xảy ra. Phù hợp sử dụng trong Zone 0.

0, 1, 2

 

Ex ib

Đảm bảo thiết bị không gây ra cháy nổ khi có sự cố của một thành phần lỗi xảy ra. Được sử dụng trong Zone 1 hoặc Zone 2.

1, 2

 

Ex ic

Sử dụng duy nhất trong Zone 2. Đảm bảo trong điều kiện hoạt động bình thường không gây cháy nổ.

2

 

 

Các phương pháp dùng để bảo vệ:

- Zener Barrier

- Galvanic Isolated Barrier

- Wiring method.

 

Ex p

Bảo vệ theo kiểu tạo áp suất trong hộp

Theo phương  pháp này một áp suất được duy trì đẻ ngăn chặn khí gây cháy vào bên trong hộp.

Phương pháp này yêu cầu hệ thống theo dõi áp suất bảo vệ. Có 3 phương pháp nhỏ

 

 

Ex px

px: sử dụng trong zone 1, và khu vực không chống cháy nỗ

1

 

Ex py

py: sử dụng trong zone 1,2

1,2

 

Ex pz

pz: sử dụng trong zone 2 và khu vực bình thường

2

 

Ex q

Phương pháp này thường được sử dụng trong các thiết bị có cấp bảo vệ Ex e, các phần tử phát sinh tia lửa được đặt trong 1 hộp chứa đầy bởi hạt thạch anh và thủy tinh. Những hạt này có tác dụng bịt kín hộp làm hơi nóng giữ không thoát ra ngoài

 

Ex o

Bảo vệ gia tăng độ an toàn

Kỹ thuật này bảo vệ cho các thiết bị được ngâm trong dầu, dầu với vai trò chất xúc tác.

1,2

Ex n

Bảo vệ phát sinh tia lửa

 

Cấp này yêu cầu thiết kế IP65 bảo vệ không đánh lửa và bảo vệ chống thâm nhập và thoát hơi, điểm đấu nối đảm bảo độ tin cậy tuy nhiên thấp hơn Ex e

 

 

Ex nA

Bảo vệ thiết bị không phát sinh tia lửa

2

 

Ex nR

Bảo vệ ngăn sự thoát hơi ra bên ngoài

2

 

Ex nC

Bảo vệ theo kiểu bọc kín các thiết bị có khả năng tạo ra tia lửa.

2

 

Ex nL

Bảo vệ theo kiểu giới  hạn năng lượng

2

 

Ex nZ

Bảo vệ theo kiểu tạo áp suất trong hộp

2

Ex m

Bảo vệ bao bọc bên trong

Bảo vệ bằng cách bao bọc chất dẽo nhân tạo và giữ nhiệt độ bề mặt thấp hơn yêu cầu. Quá trình quá nhiệt và phá hủy các thành phần bảo vệ được tính toán và giám sát

 

 

Ex ma

 

0,1,2

 

Ex mb

 

1, 2

Tóm tắt:

Nguồn tham khảo:

- http://www.schischek.com/explosion-proof/fire-protection_classification.html
- http://www.rstahl.com/fileadmin/Dateien/tgus/Documents/ExProtection_Global-America-Basics.pdf
- https://www.iecex.com/assets/Uploads/D2S2-Ex-Protection-Techniques-BARTEC.pdf